Răng chết tủy có nên bọc răng sứ? Tủy răng là một tổ chức liên kết chứa nhiều mạch máu và thần kinh nằm ở giữa răng, có ở cả thân răng và chân răng, được bao bọc bên ngoài bởi ngà và men răng. Tủy răng có chức năng cung cấp máu nuôi dưỡng răng, làm cho răng phát triển và có tính đàn hồi. Khi chết tủy, răng không còn được máu nuôi dưỡng trực tiếp nên sau một thời gian răng trở nên xám đen, rất giòn và dễ vỡ, một khi đã vỡ thì thường vỡ thành miếng lớn. Chữa tủy răng là một trong những điều trị phức tạp và khó trong điều trị nha khoa.
Bọc răng sứ là gì?
Bọc răng sứ hiện đang là phương pháp mới được rất nhiều trung tâm nha khoa uy tín sử dụng nhằm đem lại hiệu quả cao về chức năng cũng như thẩm mỹ răng và được rất nhiều khách hàng công nhận. Tuy nhiên, thực hiện bọc răng sứ có đau không"}" data-sheets-formula="=HYPERLINK(R[0]C[-3];R[0]C[-4])" data-sheets-hyperlink="https://nhakhoadangluu.com.vn/boc-rang-su-co-dau-khong-nhi/">bọc răng sứ có đau không vẫn là vấn đề nhiều người quan tâm.
Bọc răng sứ về kỹ thuật cơ bản là tạo một chụp răng bao bọc trên răng thật. Một ca bọc răng sứ hoàn hảo phải đảm bảo răng sứ và răng thật áp sát vào nhau, ôm khít lấy chân răng. Các biến chứng xảy ra trong quá trình bọc răng là điều bất khả kháng tuy nhiên nếu kỹ thuật tốt thì các vấn đề này chẳng có gì phải đáng lo ngại.
Răng chết tủy có nên bọc răng sứ?
Trên thực tế, bệnh nhân bị chết tủy không bắt buộc phải làm răng sứ. Nhưng bởi răng chết tủy là những răng rất yếu cho nên để tăng độ bền của răng, bệnh nhân cần ‘gia cố’ nó bằng một lớp răng sứ ở bên ngoài – chính là bọc răng sứ cho răng cửa.
Việc răng chết tủy có nên bọc răng sứ hay không một phần còn tùy thuộc vào khả năng tài chính và khả năng bảo vệ răng của bệnh nhân. Thông thường đối với trường hợp bệnh nhân là nữ thì thường sức ăn ít hơn, không nhai xương, không ăn đồ cứng nhiều thì có thể không cần bọc răng sứ cho răng chết tủy, nhưng với một điều kiện là bệnh nhân phải thường xuyên đi cạo vôi răng ít nhất 2 lần 1 năm, khi ăn phải nhai đều 2 bên và không được nhai đồ quá cứng.
Nếu nhai đồ quá cứng như nhai đá, mở nắp chai… thì chỉ cần 1 năm là chân răng sẽ bị tét cần phải nhổ bỏ. Răng chết tủy được bọc răng sứ thì cũng chắc hơn nhưng không thể chắc bằng răng còn nguyên vẹn không sâu được, nên ngay cả bọc sứ rồi cũng không được ăn đồ cứng.
Răng cũng giống như đồ đạc mình sử dụng, càng bảo vệ thì càng dùng lâu, không bảo vệ thì nhanh chóng phải nhổ bỏ.
THĂM KHÁM VÀ TƯ VẤN
TRỒNG RĂNG IMPLANT
(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
Bọc răng sứ nào tốt nhất?
Răng sứ và các loại răng sứ hiện nay
Niềng răng giai đoạn nào đau nhất không phải ai cũng biết
Niềng răng mắc cài inox là gì?
Niềng răng không mắc cài có giá bao nhiêu?
Niềng răng cho trẻ em và vị thành niên