Cạo vôi răng khi mang thai được không bác sĩ? Tôi đang mang thai tháng 5 năm và có ý định đi cạo vôi răng để vấn đề răng miệng được tốt hơn. Tuy nhiên, tôi còn băn khoăn vấn đề trên, vậy mong sớm nhận được lời giải đáp của các chuyên gia. (Minh Lam – 37 tuổi, Tp. Biên Hòa)
Giải đáp băn khoăn:
Chào chị Minh Lam!
Rất vui khi chị đã quan tâm và gửi câu hỏi về chuyên mục tư vấn của chúng tôi. Câu hỏi: cạo vôi răng khi mang thai được không? của chị sẽ được hỗ trợ giải đáp như sau:
Vôi răng là gì?
Vôi răng là sự tích tụ mảng bám tích tụ lâu ngày ở chân răng hoặc trên bề mặt răng. Vôi răng hình thành là nguyên nhân cơ bản gây nên các bệnh lý về răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu hoặc tụt nướu làm chảy máu chân răng, có trường hợp nặng hơn phải nhổ bỏ răng. Hơn nữa, vôi răng cũng khiến cho hơi thở của bệnh nhân có mùi khó chịu, làm bạn mất tự tin khi giao tiếp. Với phụ nữ mang thai, nếu vôi răng nhiều sẽ gây nên viêm nhiễm, nghiêm trọng hơn có thể gây nên tình trạng bị sinh non. Vậy, cạo vôi răng khi mang thai được không?
Cạo vôi răng khi mang thai được không?
Các nha sĩ khuyên rằng, nên định kỳ từ 6 đến 12 tháng kiểm tra răng và lấy vôi răng để bảo đảm răng miệng được sạch sẽ hơn, với trường hợp dễ bị nhiễm vôi răng nặng thì nên định kỳ định kỳ 3 tháng/lần cạo vôi răng.
Phụ nữ trong thời gian mang thai cơ thể có nhiều thay đổi và không có thời gian nên việc chăm sóc răng miệng cũng không được quan tâm chú ý. Để đảm bảo việc chăm sóc răng miệng được thuận lợi thì bạn nên định kỳ kiểm tra răng miệng giữa thai kỳ. Bạn cần thông báo tình trạng sức khỏe của mình, tuổi của thai nhi để bác sĩ biết tình hình hiện tại của bạn mà có phương án điều trị thích hợp.
Cạo vôi răng chỉ là quá trình làm sạch các mảng bám dính trên răng lâu ngày mà thành. Công nghệ lấy vôi răng hiện tại sử dụng máy siêu âm bằng sóng siêu âm nên đảm bảo an toàn, thời gian lấy vôi răng nhanh chóng, bệnh nhân không có cảm giác đau đớn hay ê buốt gì. Vì vậy, phụ nữ mang thai vẫn có thể điều trị các bệnh lý về răng miệng như lấy cao răng định kỳ hoặc trám ổ sâu răng.
Phòng ngừa cao răng như thế nào?
Bạn cần chọn bàn chải đánh răng có long mềm mại, bạn nên chải răng theo chiều dọc hoặc xoay tròn bàn chải, không nên chải răng theo chiều ngang vì như vậy sẽ làm mòn men răng.
Sau 3 tháng phải thay bàn chải một lần.
Nên dùng chỉ nha khoa để lấy sạch thức ăn bám ở kẽ răng, như vậy sẽ hạn chế được mảng bám ở chân răng và vôi răng không có điều kiện hình thành.
Kiểm tra răng miệng định kỳ khoảng 6 tháng/lần để bác sĩ xem bạn gặp các vấn đề gì về răng miệng như sâu răng, viêm răng, cao răng nhiều… Như vậy, sức khỏe răng miệng của bạn sẽ được đảm bảo hơn.
THĂM KHÁM VÀ TƯ VẤN
TRỒNG RĂNG IMPLANT
(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
Ưu điểm nổi bật của răng sứ Venus
Loại niềng răng thích hợp với bệnh nhân ở xa
Cấy Implant khi mất toàn bộ răng
Tẩy trắng răng tại nhà hiệu quả với máng tẩy trắng
Mặt dán Veneer sứ – Phục hình thẩm mỹ răng thật
Niềng răng mắc cài sứ tự buộc