Áp xe răng ở trẻ em gặp phải do nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ chốt gây ra bệnh lý này là do chế độ ăn uống thiếu khoa học và vệ sinh răng miệng không đảm bảo. Áp xe răng không phải là bệnh lý nha khoa lành tính bởi gây ra nhiều hiểm họa về sức khỏe đối với trẻ em. Do đó, khi con yêu không may gặp phải bệnh lý này, phụ huynh cần nắm rõ các vấn đề dưới đây!

Một sức khỏe răng miệng ổn định giúp bé duy trì tốt các hoạt động ăn nhai cũng như hỗ trợ tốt chức năng cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Tuy nhiên, hiện nay, tình trạng bệnh lý răng miệng diễn ra ở lứa tuổi dưới 15 đáng báo động. Điều đáng nói ở đây là phụ huynh không có đủ lượng kiến thức nha khoa, dẫn tới không có cách xử lý ổn thỏa để bảo vệ sức khỏe cho trẻ.

Áp xe răng ở trẻ em dưới 15 tuổi phụ huynh cần lưu ý gì? 1
Dấu hiệu nhận biết áp xe răng*

Điều cần biết về bệnh áp xe răng ở trẻ em

Áp xe răng là hiện tượng viêm nhiễm dẫn tới sưng tấy, mưng mủ tại vùng chân răng. Áp xe răng hình thành từ vi khuẩn, có thể do sâu răng không được phát hiện và điều trị kịp thời hoặc có thể gặp phải do bé có thể trạng kém, do các yếu tố bên ngoài tác động quá mức vào vùng chóp trong khi điều trị tủy, hoặc có thể do chấn thương khu vực chóp răng.

Bệnh áp xe răng ở trẻ em phát triển ở nhiều mức độ khác nhau. Mỗi mức độ gặp phải hình thành bệnh viêm nhiễm và biến chứng khác nhau. Khi bị bệnh này, trẻ thường có biểu hiện đau nhức răng nướu, nướu sưng tấy, đỏ, chảy mủ, hơi thở có mùi. Khi bệnh phát triển nặng còn gây hư hỏng răng, tạo cảm giác biến ăn, nóng sốt, nhức đầu, suy nhược cơ thể… tổn hại đến sức khỏe của bé.

Áp xe răng ở trẻ em dưới 15 tuổi phụ huynh cần lưu ý gì? 2
Áp xe răng gây đau đớn và nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng cuộc sống*

Áp xe răng được đánh giá là bệnh nguy hiểm về nha khoa và cần được điều trị kịp thời. Do đó, khi phát triển bé có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào về răng miệng, phụ huynh cần đưa trẻ đến trung tâm nha khoa uy tín, tiến hành thăm khám và điều trị bệnh, hạn chế sự tấn công gây hại của vi khuẩn, các ổ áp xe đến răng nướu, bảo vệ sức khỏe.

Lưu ý về bệnh áp xe răng ở trẻ em dưới 15 tuổi

Áp xe răng ở trẻ em tuy là bệnh nguy hiểm nhưng có thể điều trị được bằng nhiều giải pháp khác nhau tùy thuộc vào mức độ bệnh lý gặp phải. Khi điều trị bệnh, bác sĩ sử dụng các thuốc kháng sinh, ngừa viêm không ảnh hưởng đến sức khỏe, đồng thời áp dụng cạo vôi răng để loại bỏ sạch các mảng bám gây hại, làm sạch khoang miệng, phá tan các ổ vi khuẩn, kích thích làm xẹp các ổ áp xe răng. Sau đó, bác sĩ chỉ định đơn thuốc điều trị bệnh tại nhà cho bé với loại thuốc và liều lượng điều trị thích hợp với cơ địa.

Bên cạnh việc điều trị áp xe răng tại nha khoa, bố mẹ cần giúp bé có chế độ ăn uống lành mạnh, đảm bảo cho răng miệng con yêu luôn sạch sẽ để thúc đẩy lành bệnh. Hơn nữa, cần đảm bảo cho bé uống thuốc đúng giờ, đúng liều và thực hiện tái khám kiểm tra kết quả điều trị theo lịch hẹn của bác sĩ.

Áp xe răng ở trẻ em dưới 15 tuổi phụ huynh cần lưu ý gì? 3
Điều trị áp xe chân răng sớm để bảo vệ răng và duy trì tốt các hoạt động ăn nhai*

Trên đây là thông tin về bệnh áp xe răng ở trẻ em dưới 15 tuổi nha khoa muốn chia sẻ tới quý phụ huynh. Theo lời khuyên của các bác sĩ nha khoa, bố mẹ cần đưa trẻ đến trung tâm nha khoa để thực hiện thăm khám và cạo vôi răng theo định kỳ 6 tháng 1 lần, đảm bảo duy trì tốt các hoạt động ăn nhai và phòng ngừa áp xe răng cũng như các bệnh lý thường gặp về răng miệng, vì một sức khỏe nha khoa tốt, cho nụ cười bé thêm tự tin.

banner-mobi-doingubacsi-20230817033131-tdu5r

THĂM KHÁM VÀ TƯ VẤN
TRỒNG RĂNG IMPLANT

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *