Trồng răng sứ bị đen chân răng phải làm sao? Trồng răng sứ được đánh giá là phương pháp chỉnh nha có hiệu quả thẩm mỹ cao. Không những thế, phương pháp này còn hỗ trợ bảo vệ chức năng ăn nhai tốt. Tuy nhiên, vì một vài lý do sau khi phục hình răng sứ có hiện tượng đen chân răng làm mất đi vẻ đẹp thẩm mỹ và khiến nhiều người lo lắng. Vậy có cách nào khắc phục tình trạng này không? Hãy cùng theo dõi những thông tin dưới đây.
Răng sứ bị đen chân răng là tình trạng thường gặp đối với những ca trồng răng sứ kim loại thường. Cấu tạo chính của răng sứ kim loại gồm một lớp sườn bên trong được làm từ kim loại và lớp sườn bên ngoài được phủ lớp men sứ.
Răng sứ bị đen chân răng do nguyên nhân gì?
Sau khi trồng răng sứ khoảng vài tháng mà người bệnh phát hiện chân răng sứ bị đen thì nguyên nhân chính là răng sứ có chứa kim loại sẽ bị biến đổi trong môi trường khoang miệng khi ngấm nước bọt và các mảng bám thức ăn. Sau một thời gian sử dụng, vùng chân răng sứ sẽ biến thành màu đen do kim loại bị oxy hóa làm mất đi vẻ đẹp thẩm mỹ của hàm răng.
Bên cạnh đó, mão răng sứ kim loại sẽ bị giãn nở theo thời gian khiến nước và thức ăn dễ bám vào gây nên tình trạng viêm nha chu và hôi miệng. Nếu gốc răng bị lộ quá nhiều thì tốt nhất nên quay lại nha khoa để được các bác sĩ thăm khám và thay lại mão răng sứ khác. Mặt khác, trồng răng sứ kim loại có thể gây ra một số kích ứng đối với những người nhạy cảm với thành phần kim loại.
Khắc phục trồng răng sứ bị đen chân răng
Trồng răng sứ bị đen chân răng khiến bạn mất tự tin trong việc giao tiếp hằng ngày. Giải pháp khắc phục hiệu quả nhất cho trường hợp này là thay mới răng sứ. Không có bất cứ phương pháp nào có thể khắc phục tình trạng đen chân răng này. Hiện nay, răng sứ toàn sứ được rất nhiều người ưa chuộng bởi sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật và có tuổi thọ cao, nhất là không xảy ra tình trạng đen viền nướu.
Hầu hết những người có nhu cầu làm răng sứ thẩm mỹ đều lựa chọn răng sứ kim loại vì giá thành rẻ hơn mà họ không thật sự nghĩ đến vấn đề trồng răng sứ bị đen chân răng. Nhưng càng về sau này, con người không có nhiều thời gian nên muốn lựa chọn một loại răng sứ có thể sử dụng được lâu dài và khắc phục được những nhược điểm của răng sứ kim loại.
Răng sứ toàn sứ rất đa dạng trong mẫu mã và chất liệu, nhưng nổi bật nhất có thể kể đến là các loại như răng sứ emax, răng sứ cercon, răng sứ zirconia…mang lại vẻ đẹp tự nhiên và chức năng ăn nhai tốt. Hơn nữa, những dòng răng sứ này được chế tạo bởi công nghệ CAD/CAM nên cho độ chính xác cao. Trước khi có ý định phục hình răng và tránh gặp phải tình trạng trồng răng sứ bị đen chân răng, bạn nên tìm kiếm cho mình một địa chỉ nha khoa uy tín để đạt hiệu quả cao.
Quy trình trồng răng sứ chuẩn nha khoa
- Bước 1: Thăm khám và kiểm tra: Bác sĩ tiến hành kiểm tra tổng quát tình trạng răng miệng của bệnh nhân và tiến hành chụp phim để xác định đúng số lượng răng cần phục hình và điều trị hết các bệnh lý nếu có.
- Bước 2: Lấy dấu hàm: Bác sĩ vệ sinh sạch sẽ khoang miệng và dùng dụng cụ lấy dấu hàm gửi về nơi chế tạo răng sứ.
- Bước 3: Mài cùi răng: Đây là công đoạn quan trọng khi trồng răng sứ. Tùy theo sự tính toán mà tiến hành mài cùi răng sao cho đúng tỉ lệ chính xác.
- Bước 4: Gắn răng sứ: Bác sĩ sẽ tiến hành gắn răng sứ lên răng sau khi đã kiểm tra độ khít sát, khả năng tương đồng về hình dáng và màu sắc.
- Bước 5: Kiểm tra lần cuối: Sau khi gắn răng sứ cố định lên răng, bác sĩ kiểm tra lại lần cuối cùng và dặn dò người bệnh cách chăm sóc răng sứ tại nhà và hẹn lịch tái khám.
Như vậy, trồng răng sứ bị đen chân răng có thể khắc phục được bằng cách thay mới răng sứ. Nếu bạn còn điều gì thắc mắc và cần được hỗ trợ tư vấn thì hãy đến nha khoa uy tín để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể cho từng trường hợp nhé.
THĂM KHÁM VÀ TƯ VẤN
TRỒNG RĂNG IMPLANT
(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
Niềng răng hô vẩu hết bao nhiêu tiền?
Tẩy trắng răng tại nhà hiệu quả với máng tẩy trắng
Tỷ lệ thành công của cấy ghép Implant có cao không?
Đặc trưng và quy trình niềng răng mắc cài
Niềng răng chỉnh hàm lệch hiệu quả không?
Tác hại của việc tẩy trắng răng gây ảnh hưởng gì cho bạn