Răng sứ bị ê buốt do nguyên nhân gì? Bọc răng sứ là một trong những phương pháp chỉnh nha làm đẹp được khá nhiều người áp dụng trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, do một vài nguyên nhân khiến răng bị ê buốt, khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu và gây ảnh hưởng tới việc ăn uống thường ngày. Vậy có cách nào khắc phục hiệu quả tình trạng này hay không?
Bọc răng sứ mặc dù giúp khôi phục lại nét thẩm mỹ cùng chức năng ăn nhai. Nhưng trong một số trường hợp, bọc răng sứ lại khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Vì sao lại như vậy? Hãy tìm hiểu bài viết sau.
Những nguyên nhân khiến răng sứ bị ê buốt
Nếu bạn chọn địa chỉ nha khoa uy tín để thực hiện bọc răng sứ thì tình trạng đau nhức hay ê buốt răng sẽ không xuất hiện. Sau khi bọc răng mà cảm thấy nhức nhối thì có thể do một số nguyên nhân sau đây.
- Nền răng không khỏe khiến việc mài răng bọc răng sứ của bạn bị đau, hơn nữa sau khi bọc răng sứ xong sử dụng một lực mạnh để nhai thức ăn sẽ khiến mão răng sứ chụp lên răng thật và chúng khiến bạn cảm thấy đau nhức, khó chịu.
- Mặc dù không phải trường hợp nào cũng cần phải điều trị tủy để bọc răng sứ nhưng với những trường hợp tổn thương do sâu răng, viêm nha chu thì cần phải điều trị tủy trước khi tiến hành chụp bọc răng sứ. Lâu dần răng sẽ bị ảnh hưởng và gây đau nhức cho bệnh nhân.
- Thường xuyên ăn thức ăn quá cứng, dẻo và dai khiến hàm nhai phải hoạt động nhiều, từ đó răng sứ không còn linh hoạt rất dễ dẫn tới bị đau buốt. Hoặc uống nhiều đồ uống có ga cũng là một nguyên nhân khiến răng sứ bị ê buốt, cộng thêm với việc vệ sinh răng miệng không đúng cách tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây ra các bệnh lý răng miệng.
- Bạn nên biết, bước đầu tiên để làm răng sứ thẩm mỹ, bác sĩ cần phải kiểm tra tình trạng răng miệng của người bệnh có mắc các bệnh lý răng miệng không và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời nếu có.
- Tay nghề của bác sĩ quyết định rất lớn đến kết quả bọc răng sứ. Nếu từ đầu không thăm khám kỹ càng, lấy dấu hàm sai thì việc chế tạo răng sứ và tiến hành gắn lên trụ răng thật sẽ không hiệu quả. Thậm chí có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như xâm lấn mô răng thật khiến bệnh nhân thường xuyên cảm thấy ê buốt, đau nhức trong việc sinh hoạt hằng ngày.
Mách bạn 3 mẹo xử lý để răng sứ bị ê buốt hết nhanh
Dùng các nguyên liệu tự nhiên
Bạn có thể thử một số nguyên liệu tự nhiên có sẵn tại nhà như lá trà xanh, tỏi chẳng hạn. Chúng thường có trong căn bếp của mỗi người và không khó để tìm kiếm. Lá trà xanh chứa nhiều chất catechin, axit tannic, florua và các chất bổ trợ cho quá trình tạo nên lớp men protein bảo vệ răng chắc khỏe. Axit tannic đóng vai trò quan trọng trong việc làm hòa tan canxi. Bạn nên nhai một vài lá trà xanh khoảng 5 phút rồi súc miệng lại với nước sạch. Thực hiện liên tục 3 lần/ngày để giảm sự ê buốt ở răng.
Tương tự như trà xanh, tỏi chứa allicin, florua giúp bảo vệ lớp ngà răng chống lại các kích thích từ bên ngoài như thức ăn cay hay lạnh…Xay nhuyễn tỏi sống rồi đắp vào răng khoảng 3 phút, thực hiện liên tục 3 lần/ngày có thể khiến tình trạng răng sứ bị ê buốt thuyên giảm.
Đánh răng đúng cách
Để làm hạn chế tình trạng đau nhức và ê buốt răng, bạn cần sử dụng bàn chải mềm và tiến hành chải đúng theo những động tác nhẹ nhàng, chú ý đến viền nướu và những kẽ răng để tránh thức ăn còn sót lại gây sâu răng. Đồng thời kết hợp sử dụng nước súc miệng diệt khuẩn sau mỗi bữa ăn để tăng hiệu quả làm sạch răng miệng.
Có chế độ ăn uống hợp lý
Hạn chế thức ăn chứa nhiều đường. Đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh vì chúng chỉ khiến tình trạng ê buốt càng nặng thêm mà thôi. Các đồ uống chứa nhiều axit như chanh, nước có ga cũng cần hạn chế. Nên ăn nhiều thức ăn có chứa chất xơ giúp tạo ra các khoáng chất bảo vệ răng. Chất xơ có nhiều trong các loại hoa quả khô như nho khô, chà là và các loại hoa quả tươi như táo, chuối, các loại rau như đậu, cải bắp, hạnh nhân…
Răng sứ bị ê buốt sẽ không còn khiến bạn lo ngại nữa nếu biết chăm sóc đúng cách và có chế độ ăn uống khoa học. Bên cạnh đó, nếu bạn hay người thân đang có ý định chỉnh nha bằng phương pháp bọc răng sứ thì nên tìm kiếm cho mình một địa chỉ nha khoa uy tín, nhằm tránh xảy ra những biến chứng không đáng có và giúp mang lại hiệu quả cao hơn.
THĂM KHÁM VÀ TƯ VẤN
TRỒNG RĂNG IMPLANT
(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
Điều trị tủy răng
Niềng răng tháo lắp giá bao nhiêu?
Giải pháp mới điều trị răng hô
Bọc răng sứ khắc phục răng xấu hỏng
Những lưu ý bạn cần biết trước khi trồng răng sứ
Phẫu thuật hàm hô có nguy hiểm không?