Niềng răng chỉnh nha với phương pháp gắn mắc cài – Niềng răng chỉnh nha hiện nay trên thị trường sử dụng hai kỹ thuật phổ biến là niềng răng chỉnh nha với phương pháp gắn mắc cài và niềng răng chỉnh nha không mắc cài. Với niềng răng chỉnh nha với phương pháp gắn mắc cài thì có các mắc cài tiêu biểu như mắc cài kim loại, mắc cài sứ, mắc cài kim loại tự buộc, mắc cài sứ tự buộc và mắc cài mặt lưỡi.
Niềng răng chỉnh nha với phương pháp gắn mắc cài
Niềng răng chỉnh nha với phương pháp gắn mắc cài là một phương pháp niềng răng cổ điển, phù hợp với hầu hết các trường hợp cần phải chỉnh nha dù là dễ dàng hay là vô cùng phức tạp. Kết hợp với sự dễ dàng kiểm soát tốc độ di chuyển răng trong mỗi lần bệnh nhân tái khám của bác sĩ, kỹ thuật niềng răng này giúp bệnh nhân tiết kiệm được một khoảng thời gian đáng kể để chỉnh nha.
Mặc dù niềng răng chỉnh nha không mắc cài xuất hiện mang lại tính thẩm mỹ cho bệnh nhân nhưng rất nhiều khách hàng vẫn lựa chọn sử dụng kỹ thuật niềng răng chỉnh nha với phương pháp gắn mắc cài bởi chi phí của nó hợp lý hơn rất nhiều, khoảng chênh lệch chi phí giữa hai kỹ thuật niềng răng này có thể nói là không hề nhỏ một chút nào.
Các loại mắc cài niềng răng chỉnh nha
– Niềng răng mắc cài kim loại: Mắc cài kim loại là mắc cài truyền thống và cơ bản nhất, được xem là loại niềng năng mắc cài đầu tiên trong chỉnh nha niềng răng. Ưu điểm của mắc cài kim loại là khá đơn giản, dễ sử dụng và khá rẻ. Khung kim loại của loại mắc cài này rất mạnh và có thể chịu được hầu hết các loại lực tương tác hàng ngày. Tuy nhiên, nhược điểm của loại mắc cài này là dễ vỡ và dễ sút, không thẫm mỹ và thường gây khó chịu trong thời gian đầu.
– Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc: Niềng răng mắc cài kim loại tự buộc là một phương pháp mới với mắc cài được thiết kế có nắp trượt để đậy và giữ dây trong mắc cài mà không phải dùng đến thun như các phương pháp cũ. Dây cung sẽ trượt tự do trong rãnh của mắc cài nhờ đó bác sĩ kiểm soát được lực tốt hơn và sử dụng lực nhẹ hơn, dây cung sẽ ít bị biến dạng hơn nên ít phải thay mới.
– Niềng răng mắc cài sứ: Mắc cài sứ đem lại tính thẩm mỹ cao trong quá trình điều trị do ít thấy hơn so với mắc cài niềng răng kim loại. Tuy nhiên do tính chất bề mặt sứ có độ ma sát không cao nên so với niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng sứ sẽ làm răng di chuyển chậm hơn và dễ bị sút do đó thời gian điều trị lâu hơn. Chi phí điều trị cũng cao hơn.
– Niềng răng mắc cài sứ tự buộc: Cơ chế hoạt động của loại mắc cài này cũng tương tự như mắc cài kim loại tự buộc tuy nhiên tính thẩm mỹ của nó cao hơn. Mặc dù đã có những cải tiến nhưng mắc cài sứ tự buộc vẫn chưa khắc phục được tình trạng sút, vỡ mắc cài và chi phí cho loại mắc cài này cũng khá cao.
– Niềng răng mặt trong: Niềng răng mặt trong sử dụng khung kim loại được gắn giống với mắc cài kim loại nhưng gắn ở mặt trong của răng, mang lại tính thẩm mỹ cao. Kỹ thuật niềng răng này đòi hỏi nha sĩ phải có nhiều kinh nghiệm và tay nghề cao. Nhược điểm của loại mắc cài này là có thể cản trở quá trình phát âm, khó vệ sinh và chi phí cao.
THĂM KHÁM VÀ TƯ VẤN
TRỒNG RĂNG IMPLANT
(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
Niềng răng pha lê giá bao nhiêu tiền bạn đã biết chưa?
Ảnh hưởng của thuốc lá đến cấy ghép implant
Làm sao để hết đau răng khi đeo mắc cài?
Trồng răng có nhanh không? Cần lưu ý gì khi trồng răng?
Điều trị chỉnh hình răng hàm mặt ở trẻ em
Nhổ răng hạn chế chấn thương trong chỉnh nha