Phương pháp cải thiện tình trạng răng bị nhiễm màu – Có một thực tế khá phũ phàng là không phải ai sinh ra cũng có ngay một hàm răng đẹp. Bên cạnh đó, khi tuổi tác lớn dần hay do những thói quen như hay dùng các thức ăn, nước uống có màu sậm, hút thuốc lá… cũng khiến răng ngày càng sậm màu. Vì thế nhu cầu cải thiện màu răng, tìm lại hàm răng trắng sáng vẫn luôn hiện hữu.
Để tìm ra phương pháp cải thiện tình trạng răng bị nhiễm màu, chúng ta cần phải biết nguyên nhân vì sao răng bị nhiễm màu. Phải thừa nhận răng có rất nhiều nguyên nhân khiến răng bị nhiễu màu như:
– Do yếu tố ngoại sinh: hút thuốc lá, uống trà, cà phê, ăn trầu… hay sự ngấm dần lâu dài của chất màu có trong thực phẩm trong quá trình ăn nhai thì răng cũng ngả màu.
– Do yếu tố nội sinh: do mẹ sử dụng kháng sinh tetracycline, fluor trong thời gian mang thai hoặc trẻ sử dụng kháng sinh khi còn nhỏ tuổi, các bệnh lý ở răng: sâu răng, viêm lợi, viêm chân răng, chết tủy.
Các phương pháp cải thiện tình trạng răng bị nhiễm màu
Có nhiều phương pháp cải thiện tình trạng răng bị nhiễm màu. Có thể áp dụng các phương pháp này riêng lẻ hay kết hợp với nhau. Nói chung có 3 cách làm thay đổi màu răng:
– Lấy cao răng: Đây là phương pháp lấy đi các vết dính sậm màu trên răng bằng dụng cụ cạo vôi và đánh bóng răng.
– Tẩy trắng răng: Đây là phương pháp sử dụng các thuốc tẩy trắng răng hay kem đánh răng, kẹo cao su có chất tẩy trắng để làm màu răng sáng hơn. Phương pháp này có thể do bác sĩ nha khoa thực hiện hoặc bệnh nhân thực hiện dưới sự kiểm soát của bác sĩ. Tẩy trắng răng là phương pháp hiệu quả và nhanh chóng mang lại sự thẩm mỹ toàn diện cho hàm răng và khuôn mặt. Hiện nay được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới và hoàn toàn vô hại, không làm hư hại men răng cũng như không gây ảnh hưởng trên sức khỏe toàn thân.
– Bọc răng sứ: Nếu cả hai phương pháp trên đều không hiệu quả do răng nhiễm màu quá nặng hoặc răng nhiễm màu kèm theo các bệnh lý khác thì bọc răng sứ là lựa chọn tối ưu nhất. Phương pháp này hiệu quả và có độ bền cao, khoảng 5-10 năm. Để bọc chụp được răng, nha sĩ sẽ mài một phần răng thật (mài cùi) để tạo đủ chỗ cho lớp bọc chụp sứ (mão răng) sau này bao bọc lên trên răng. Phần chụp răng (mão răng) được gắn chặt vào phần thân răng đã được mài sau khi thử và điều chỉnh khớp cắn. Lớp sứ phủ bên ngoài và sườn bên trong bằng hợp kim như: Hợp kim Ni-Cr, hợp kim titan, hợp kim vàng Au-Pt, hoặc toàn sứ Zirconia…
THĂM KHÁM VÀ TƯ VẤN
TRỒNG RĂNG IMPLANT
(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
Tác dụng của niềng răng ra sao?
Niềng răng trong suốt giá bao nhiêu ?
Chế độ chăm sóc cho trẻ em sau khi niềng răng
Có nên trồng răng sứ titan? Giải đáp chuyên sâu
Niềng răng không mắc cài cho răng khấp khểnh
Có nên niềng răng sớm cho trẻ?