Ê buốt khi niềng răng chính là tình trạng thường gặp phải ở nhiều người sau khi thực hiện chỉnh nha. Một ca niềng răng thành công là các răng di chuyển đều đặn về đúng vị trí chính xác trên cung hàm và không gây ra những biến chứng xấu khác. Tuy nhiên, một số trường hợp người bệnh cảm thấy đau nhức và khó chịu sau khi niềng răng, gây ảnh hưởng lớn đến việc ăn uống và sinh hoạt thường ngày.
Nguyên nhân nào khiến răng ê buốt? Cách khắc phục hiệu quả thế nào? Tất cả đều được chúng tôi giải đáp qua bài viết dưới đây. Hãy cùng theo dõi nhé!
Vì sao ê buốt sau khi niềng răng?
Ê buốt răng chính là hiện tượng đau nhức răng khi ăn uống, chải răng hay gặp các kích thích khác từ môi trường miệng bên ngoài. Điều này chính là biến chứng thường gặp phải sau khi thực hiện gắn các khí cụ lên răng. Theo các chuyên gia nha khoa, nguyên do dẫn đến hiện tượng này là bởi:
- Răng quá yếu hoặc nhạy cảm: Nếu răng hoặc xương hàm của bệnh nhân quá yếu và khi các khí cụ tác động lên sẽ gây ra tình trạng đau nhức, cộng thêm lực kéo quá mạnh gây ra nhiều cảm giác khó chịu.
- Kỹ thuật niềng răng kém: Nếu bác sĩ thực hiện có tay nghề kém, quá trình chẩn đoán không chính xác, lực chỉnh răng không đủ…thì bệnh nhân sẽ gặp phải nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng, trong đó có tình trạng ê buốt khi niềng răng.
- Chế độ ăn uống không hợp lý: Thói quen ăn nhai không khoa học, thường xuyên ăn thức ăn quá cứng, mềm, dẻo, nóng hay lạnh…sẽ khiến các mắc cài dễ bị bung tuột, nứt vỡ gây các kích ứng lên nướu và răng. Bên cạnh đó, trong giai đoạn chỉnh nha, răng đang yếu và chưa thực sự ổn định nên bạn thường xuyên ăn những thực phẩm này sẽ khiến răng bị tổn thương nghiêm trọng.
Có thể nói ê buốt khi niềng răng mắc cài kim loại chính là hiện tượng bình thường và có thể khắc phục được nếu bạn lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín và tuân theo lời dặn dò của bác sĩ. Vậy nên khắc phục bằng giải pháp nào?
Các giải pháp khắc phục hiệu quả ê buốt khi niềng răng
Ê buốt khi niềng răng là tình trạng phổ biến nhất thường xảy ra ở nhiều bệnh nhân. Biến chứng này có thể gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người bệnh nếu không được khắc phục kịp thời. Vậy nếu gặp phải hiện tượng này, bạn hãy làm theo những hướng dẫn sau nhé!
- Quay lại nha khoa lập tức: Nếu sau khi niềng răng, tình trạng ê buốt đau nhức kéo dài và không thuyên giảm thì bạn cần phải quay lại địa chỉ nha khoa đã thực hiện niềng răng để các bác sĩ thăm khám và tìm ra biện pháp xử lý hiệu quả nhất.
- Lựa chọn mắc cài thích hợp: Theo các chuyên gia nha khoa, để hạn chế tình trạng này thì nên chọn mắc cài tự buộc để rút ngắn thời gian mang niềng răng và không phải chịu lực tác động khiến răng bị ê buốt. Các mắc cài tự buộc hiện nay có thể kể đến là niềng răng invisalign, niềng răng clear aligner.
- Lập kế hoạch ăn uống khoa học: Nếu thường xuyên ăn những thực phẩm quá dai, cứng, cay, nóng…thì hãy bỏ ngay. Thay vào đó là việc ăn nhiều thức ăn mềm, lỏng và dễ nhai như cháo, sữa, súp, bột yến mạch, trái cây mềm…
- Thăm khám đúng lịch hẹn: Một trong những điều bạn cần chú ý sau khi niềng răng để tránh xảy ra những sai sót đó là quay lại thăm khám bác sĩ đúng hẹn. Việc này sẽ giúp quá trình niềng răng diễn ra an toàn và tránh gặp phải những biến chứng không đáng có.
Với những lời chia sẻ của chúng tôi trên đây về vấn đề ê buốt khi niềng răng và cách khắc phục hiệu quả. Mong rằng, qua đây bạn đã có thêm nhiều kiến thức cần thiết giúp ích cho quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi và hạn chế tình trạng biến chứng xảy ra.
THĂM KHÁM VÀ TƯ VẤN
TRỒNG RĂNG IMPLANT
(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
Chỉnh răng mất bao lâu?
Implant ngăn ngừa tiêu xương hàm
Chăm sóc răng implant hiệu quả
Phương pháp chỉnh nha niềng răng cho trường hợp hô
Bảo dưỡng Implant sau khi cấy ghép
Trồng răng giả có đau không? Tham khảo từ chuyên gia