Áp xe quanh chân răng không có ổ là một trong những bệnh lý thường gặp về răng miệng. Thông thường, bệnh lý này không quá nguy hiểm và có thể điều trị được cho mọi trường hợp người bệnh. Tuy nhiên, khi mắc phải bệnh lý, người bệnh thường phải đối mặt với không ít phiền toái, cùng theo đó là nhiều nguy cơ tiềm ẩn mà bạn không thể lường trước.
Nhu cầu ăn uống ngày càng cao và một chế độ vệ sinh răng miệng không đảm bảo là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý về răng miệng, trong đó có áp xe quanh chân răng không có ổ. Vậy đây là bệnh lý gì và điều trị như thế nào? Cùng bác sĩ nha khoa phân tích các thông tin dưới đây!
Áp xe quanh chân răng không có ổ là sao?
Áp xe răng là tình trạng viêm nhiễm thân răng, diễn ra do vi khuẩn hoặc ổ vi khuẩn hình thành và xâm nhập vào men răng. Áp xe răng diễn ra ở nhiều mức độ khác nhau, áp xe quanh chân răng không có ổ được xem là diễn biến nhẹ của bệnh lý này.
Một chế độ vệ sinh răng miệng không được chú trọng, cộng với nhu cầu ăn uống cao nhưng thiếu chọn lọc là điều kiện tốt nhất để vi khuẩn xâm nhập vào răng, gây viêm nhiễm và áp xe răng. Lúc này, chân răng thường có cảm giác đau nhức, nướu bị chảy máu hoặc sưng tấy, mưng mủ… Đây là những dấu hiệu thường gặp của bệnh lý áp xe quanh chân răng không có ổ.
Áp xe quanh chân răng không có ổ tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu. Hơn nữa, khi áp xe không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ chuyển biến nặng, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Cụ thể là gây viêm nhiễm mô cơ nướu, gây sâu nhiều răng, thậm chí làm mất răng vùng áp xe.
Điều trị áp xe quanh chân răng không có ổ thế nào?
Việc phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý răng miệng luôn là điều cần thiết để bảo toàn răng và duy trì chức năng ăn nhai ổn định. Theo đó, khi gặp phải bất kỳ dấu hiệu bất thường nào về răng và nướu, bạn nên tìm đến trung tâm nha khoa để tiến hành thăm khám.
Tại đây, với trường hợp áp xe quanh chân răng không có ổ, bác sĩ chỉ định cạo bỏ sạch các mảng bám trên răng, xung quanh chân răng và nướu, làm sạch khoang miệng. Bên cạnh đó, bệnh nhân được nhận kèm đơn thuốc bao gồm kháng viêm, giảm đau, hạ sốt… cùng chế độ vệ sinh răng miệng hợp lý trong quá trình điều trị bệnh.
Sở hữu một hàm răng chắc khỏe, hoàn thiện tốt chức năng ăn nhai là điều kiện cần để bạn dung nạp lượng dinh dưỡng thiết yếu vào cơ thể mỗi ngày. Hãy chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng, phát hiện và điều trị các bệnh lý nha khoa kịp thời bằng việc thực hiện thăm khám sức khỏe nha khoa định kỳ – duy trì một hàm răng khỏe mạnh, một nụ cười tự tin.
THĂM KHÁM VÀ TƯ VẤN
TRỒNG RĂNG IMPLANT
(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
Niềng răng cho trẻ em tốt nhất
Loại mắc cài nào phù hợp để niềng răng trẻ em?
Tại sao nên chọn răng sứ Cercon?
Bước nào đau nhất trong quá trình niềng răng?
Tẩy trắng răng duy trì được bao lâu?
Tẩy trắng răng bằng đèn plasma có hại không?