Niềng răng khớp cắn hở bằng cách nào hiệu quả? Đây chắc hẳn là điều khiến nhiều người thắc mắc khi có ý định thực hiện chỉnh nha. Niềng răng thực chất là quá trình sử dụng các khí cụ chuyên dụng tạo ra lực kéo, giúp các răng di chuyển về đúng vị trí trên cung hàm. Để giúp bạn hiểu rõ hơn vấn đề này, hãy cùng tham khảo thông tin qua bài viết dưới đây.
Khớp cắn hở là một trong những vấn đề thường gặp phải ở rất nhiều bệnh nhân. Khớp cắn hở không những gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, mà chức năng ăn nhai còn bị giảm sút đi rất nhiều.
Vậy khớp cắn hở là gì? Dấu hiệu nhận biết
Khớp cắn hở còn được gọi với tên khác là hàm móm. Đây là trường hợp lưỡi bệnh nhân có thể nhìn thấy rõ khi miệng của người đó đang ở trong trạng thái nghỉ ngơi. Tức là chúng ta có thể thấy bằng mắt phần răng của hàm dưới và hàm trên của người bệnh không tiếp xúc với nhau.
Những người có khớp cắn hở sẽ có đặc điểm nhận biết như sau:
- Dù cố gắng đến đâu thì bệnh nhân cũng không thể khép lại hàm, các răng không thể tiếp xúc với nhau.
- Hàm răng trước có hình chữ V, đó là hình dáng cung răng của hàm trên.
- Trong các điều kiện bình thường, các răng còn lại vẫn tiếp xúc được với nhau.
- Khi khớp cắn hở trở thành răng vẩu thì nhìn vào sẽ thấy các phần giữ trán-mũi-cằm bình thường.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng khớp cắn hở ở người bệnh như: Khớp cắn hở do di truyền từ ông bà cha mẹ hay từ những thói quen xấu khi còn nhỏ như đẩy lưỡi, mút tay…
Niềng răng khớp cắn hở bằng cách nào hiệu quả?
Muốn tìm ra cách niềng răng khớp cắn hở hiệu quả thì cần phải xác định được nguyên nhân do đâu. Thông thường sẽ chia thành 2 loại khớp cắn hở, đó là:
Móm do răng: Dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất là hàm dưới bị đưa ra quá nhiều so với hàm trên. Trường hợp này bác sĩ sẽ khuyên nên niềng răng móm sớm, một thời gian sau thì răng sẽ trở về đúng khớp cắn.
Móm do xương: Với trường hợp móm quá nhiều, các khớp cắn và thái dương hàm áp dụng phương pháp niềng răng cũng không đem lại hiệu quả. Lúc này bác sĩ sẽ tiến phẫu thuật kết hợp với chỉnh nha để có được kết quả tốt.
Hiện có rất nhiều phương pháp niềng răng khớp cắn hiệu quả như:
Niềng răng mắc cài: Là phương pháp niềng răng truyền thống hay được nhiều người sử dụng và thường có các loại niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ hay mắc cài mặt trong…
Niềng răng tháo lắp: Sử dụng hệ thống khí cụ khay niềng trong suốt mang đến vẻ đẹp thẩm mỹ và an toàn đối với người sử dụng.
Mỗi phương pháp niềng răng đều có những ưu điểm riêng, tùy thuộc vào tình trạng răng miệng cũng như điều kiện kinh tế của mỗi người mà lựa chọn kỹ thuật thích hợp.
Quy trình niềng răng khớp cắn chuẩn tại nha khoa
Bước 1: Thăm khám và chụp phim X quang
Đầu tiên, bệnh nhân sẽ được bác sĩ trực tiếp thăm khám và chụp phim để xác định mức độ sai lệch của khớp cắn như thế nào.
Bước 2: Tư vấn và lên sơ đồ điều trị
Dựa vào những thông số sau khi chụp phim, bác sĩ sẽ cho biết tốc độ niềng răng và tính toán thời gian kết quả cuối cùng của từng khách hàng. Tiếp đến, bác sĩ là người trực tiếp giải thích cho bệnh nhân nên sử dụng phương pháp nào và chi phí bao nhiêu.
Bước 3: Vệ sinh sạch sẽ khoang miệng
Răng miệng được bác sĩ vệ sinh sạch sẽ, rồi dùng khí cụ chuyên dụng lấy dấu hàm và gửi về nơi chế tác mắc cài.
Bước 4: Niềng răng khớp cắn hở
Sau khi mắc cài niềng răng khớp cắn hở hoàn thành, bác sĩ tiến hành gắn khí cụ lên răng và điều chỉnh sao cho thích hợp.
Bước 5: Hẹn lịch tái khám
Từng bệnh nhân sẽ được hẹn lịch tái khám thường xuyên để kiểm tra mức độ dịch chuyển của răng và được hướng dẫn chăm sóc răng miệng tại nhà đúng cách.
Mong rằng, với những lời giải đáp trên đây của chúng tôi về niềng răng khớp cắn hở. Bạn đã có thêm nhiều kiến thức cùng kinh nghiệm hữu ích giúp cho việc niềng răng chỉnh nha đạt hiệu quả cao hơn, từ đó quá trình hoàn thiện nụ cười sẽ dễ dàng hơn.
THĂM KHÁM VÀ TƯ VẤN
TRỒNG RĂNG IMPLANT
(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
Điều kiện bọc răng sứ thẩm mỹ
Vì sao nên dùng răng sứ?
Trụ răng Osstem có ưu điểm gì?
Trồng răng implant khi bị mất nhiều răng
Nên chọn mắc cài loại nào khi niềng răng?
Cấy ghép răng implant như thế nào hiệu quả?