Có nên nhổ răng khôn mọc lệch? Răng khôn là răng mọc cuối cùng ở vị trí trong cùng của hàm răng. Vì lúc này cung hàm của con người đã đủ chỗ cho 28 răng nên sự xuất hiện của những chiếc răng khôn có thể gây ra những biến chứng, lệch lạc do phải chen chúc trong một khoảng trống nhỏ còn lại trên cung hàm. Một biến chứng rõ rệt nhất là hiện tượng răng khôn mọc lệch

Làm sao để nhận biết răng khôn mọc lệch?

Răng khôn mọc lệch thường gây ra hiện tượng đau nhức thường xuyên và dữ dội, lan sang cả các răng khác khi chúng mọc lên.

Các kiểu mọc lệch của răng khôn

– Răng khôn đâm vào má

– Răng khôn mọc lệch 90 độ

– Răng khôn mọc lệch vào phía trong

Có nên nhổ răng khôn mọc lệch không? 1
Răng khôn mọc lệch

– Răng khôn đâm ngang sang răng bên cạnh

– Răng khôn mọc ngược vào trong

– Răng khôn bị lợi trùm và bị kẹt ở chân răng số 7

Có nên nhổ răng khôn mọc lệch không?

Có nên nhổ răng khôn mọc lệch hay không đang còn là vấn đề gây khá nhiều tranh cãi. Vì hầu hết các trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm đều khó nhổ và để lại các biến chứng gây ảnh hưởng không tốt đến xương hàm và các răng kề bên nên việc nhổ chúng đi cần phải hết sức thận trọng và cân nhắc kỹ lưỡng. Nhưng nếu răng khôn gây ra hoặc có xu hướng gây ra tác hại đối với răng, lợi và xương ở xung quanh răng như mọc lệch hoặc ngầm gây biến chứng…thì cần phải nhổ.

Vì răng khôn có xu thế mọc rất phức tạp, thường xuyên động chạm đến dây thần kinh bên trong xương hàm và chân răng mọc rất sâu nên ngay khi phát hiện răng khôn mọc lệch bạn nên nghĩ đến việc đến nha sĩ để tư vấn có nên giữ lại chiếc răng này hay không.

Thời điểm nhổ răng khôn tốt nhất là từ 18 đến 25 tuổi, khi chân răng hình thành được 2/3. Trên 35 tuổi, xương sẽ cứng và đặc hơn nên nhổ răng khôn sẽ gặp nhiều khó khăn, buộc phải phẩu thuật.

Có nên nhổ răng khôn mọc lệch không? 3
Cần thận trọng khi tiến hành nhổ răng khôn

Trước khi tiến hành nhổ răng khôn, bạn cần làm các thủ tục như xét nghiệm máu, chụp X-quang. Đồng thời, các bệnh lý toàn thân cũng như các thuốc đang sử dụng bạn cũng nên trình bày cho bác sĩ nhổ răng để tránh các rủi ro không đáng có. Đặc biệt lưu ý, những bạn bị tim mạch, tiểu đường, rối loạn đông cầm máu… nên trao đổi kỹ với bác sĩ trước khi thực hiện nhổ răng.

Trước ngày nhổ răng bạn nên nghỉ ngơi, ngủ sớm, tránh các chất kích thích như bia, rượu thuốc lá…, lấy vôi răng, vệ sinh răng miệng sạch sẽ để tránh nhiễm trùng.

banner-mobi-doingubacsi-20230817033131-tdu5r

THĂM KHÁM VÀ TƯ VẤN
TRỒNG RĂNG IMPLANT

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *