Bệnh nha chu là gì? Nếu chăm sóc răng miệng không đúng cách và cẩn thận thì bạn sẽ gặp các vấn đề về răng miệng như bệnh viêm nha chu. Vậy bệnh nha chu là gì? Triệu chứng của bệnh như thế nào và cách khắc phục ra sao? Diễn đàn chúng tôi sẽ nêu rõ vấn đề này để bạn đọc tham khảo.
Bệnh nha chu là gì?
Nha chu là tổ chức xung quanh răng, có chức năng nâng đỡ để răng bám chắc trong xương hàm. Bệnh nha chu là các bệnh xuất hiện tại những tổ chức xung quanh răng.
Nguyên nhân đầu tiên dễ nhận thấy nhất chính là việc vệ sinh răng miệng kém khiến thức ăn tồn đọng ở kẽ răng, chân răng lâu ngày hình thành nên các mảng bám. Các vi khuẩn ở mảng bám sẽ là nguyên nhân hình thành bệnh nha chu. Bệnh này có ảnh hưởng khá lớn đến sức khỏe răng miệng chúng ta như làm tiêu xương ổ răng, lệch răng, lung lay răng, thậm chí là mất răng.
Triệu chứng của bệnh nha chu
Khi chải răng có xuất hiện hiện tượng chảy máu ở chân răng.
Khi nướu bị sưng tấy hoặc đỏ lên rõ rệt.
Cao răng đóng thành những mảng lớn bám ở cổ răng.
Hơi thở có mùi hôi khó chịu.
Có cảm giác đau hoặc nhức khi nhai thức ăn.
Răng bị lung lay, ở nướu có cục sưng thành mủ.
Cách điều trị bệnh nha chu
Đầu tiên bạn phải vệ sinh răng miệng sạch sẽ, nên đánh răng ngày 3 lần và sau khi ăn. Nên dùng bản chải có lông mềm mại. Bạn chải răng đúng cách, theo chiều từ trên xuống dưới và nghiêng góc 45 độ để làm sạch các mảng bám ở kẽ răng và cổ răng.
Định kỳ từ 3-6 tháng kiểm tra răng một lần, nếu có phát hiện những triệu chứng của bệnh thì bác sĩ sẽ kịp thời điều trị cho bạn.
Chăm sóc và điều trị các bệnh về răng miệng rất quan trọng để giúp bạn tự tin hơn với nụ cười và hơi thở của mình. Để có một hàm răng chắc khỏe bạn nên chuẩn bị kiến thức chăm sóc răng miệng tốt hơn.
THĂM KHÁM VÀ TƯ VẤN
TRỒNG RĂNG IMPLANT
(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
Tẩy trắng răng vĩnh viễn có được không?
Nhổ răng khôn giá bao nhiêu tiền là hoàn thành?
Bọc răng sứ sự lựa chọn cho hàm răng thẩm mỹ
Răng sứ Cercon tốt như thế nào?
Phục hình implant có đau không?
Khi nào phải dùng thêm mini vit hỗ trợ niềng răng?