Áp xe răng uống thuốc gì? Em bị đau nhức răng dữ dội và vùng nướu xung quanh răng bị sưng tấy lên rất khó chịu. Em đã tìm hiểu và nghi ngờ mình bị bệnh áp xe răng. Nay em nhờ bác sĩ tư vấn giúp về bệnh lý này và loại thuốc điều trị bệnh tốt nhất. Cảm ơn bác sĩ! (Vân Anh – Bình Thuận)
Chào Vân Anh!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng chia sẻ bệnh lý răng miệng mình không may gặp phải và gửi thắc mắc áp xe răng uống thuốc gì về tại trung tâm nha khoa Đăng Lưu. Với các dấu hiệu gặp phải trên đây, rất có thể bạn đang bị áp xe răng và đề giúp bạn hiểu hơn về bệnh lý này, cũng như trút bỏ thắc mắc của mình, nha sĩ có lời giải đáp như sau:
Áp xe răng là bệnh gì?
Áp xe răng là một trong những bệnh lý viêm nhiễm xảy ra tại vùng thân răng hoặc quanh chân răng. Bệnh lý này cũng được xem như viêm chân răng nhưng ở mức độ phức tạp hơn. Áp xe răng khi mắc phải thường gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu, làm nướu sưng tấy, thậm chí mưng mủ. Ở mức độ nặng hơn, bệnh nhân có thể bị sốt, nhức đầu…
Mọi bệnh lý viêm nhiễm về răng và nướu thường hình thành từ vi khuẩn. Trong quá trình ăn uống, thức ăn còn giắt lại trên răng và nếu bạn không chú trọng việc vệ sinh răng miệng, các thức ăn này chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập, phát triển và gây bệnh. Cứ thế, mức độ viêm nhiễm trên răng tiếp diễn và dần hình thành áp xe răng.
Áp xe răng cần được điều trị kịp thời tại trung tâm nha khoa để ngăn ngừa các hậu họa như: viêm nhiễm mô cơ nướu, gây sâu nhiều răng, làm mất răng gây phá vỡ cấu trúc răng hàm, ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai.
Bị áp xe răng uống thuốc gì?
Thông thường, tại trung tâm nha khoa, việc điều trị áp xe răng diễn ra thông qua quá trình làm sạch vùng khoang miệng, loại bỏ sạch các thức ăn – mảng bám trên thân răng và chân nướu. Sau đó, bác sĩ kê đơn thuốc điều trị bệnh tại nhà cùng chế độ ăn uống, vệ sinh răng miệng hợp lý cho bệnh nhân.
Việc điều trị áp xe răng uống thuốc gì còn tùy thuộc vào từng cơ địa và mức độ sưng tấy, viêm nhiễm của mỗi người bệnh. Theo đó, bác sĩ chỉ định đơn thuốc như sau: thuốc giảm sưng erythromycin (4 viên/ngày chia làm 2 lần uống), thuốc giảm đau paracetamol, có thể sử dụng thuốc tetracillin… với liều lượng tương thích.
Tuy nhiên, việc sử dụng các loại thuốc cần được cân nhắc và trước đó, bệnh nhân cần được thăm khám, kiểm tra tình trạng sức khỏe kỹ lưỡng, đảm bảo an toàn và không gây ra tác dụng phụ.
Trên đây là những tư vấn cụ thể về bệnh lý áp xe răng nha khoa muốn gửi đến Vân Anh nhằm giúp bạn trút bỏ thắc mắc áp xe răng uống thuốc gì. Nha sĩ khuyên bạn nên sớm đến trực tiếp trung tâm nha khoa uy tín, tiến hành thăm khám và nhận chỉ định điều trị thích hợp nhất.
THĂM KHÁM VÀ TƯ VẤN
TRỒNG RĂNG IMPLANT
(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
Các biện pháp khắc phục răng thưa
Niềng răng mặt trong chi phí bao nhiêu?
Răng sứ bị mẻ vỡ phải làm sao? Giải pháp khắc phục
Mặt dán Veneer sứ – Phục hình thẩm mỹ răng thật
Răng sứ vỡ có hàn được không? Hàn xong có đảm bảo ăn nhai
Trồng răng hàm implant giá bao nhiêu? Tham khảo bảng giá