Răng sâu có niềng răng được không? – Tình trạng răng miệng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến độ thành công của một ca niềng răng. Trước khi niềng răng, bệnh nhân thường được khuyên đi thăm khám răng miệng để phát hiện các bệnh lý để khắc phục kịp thời rồi mới niềng răng.
Răng sâu có niềng răng được không?
Kỹ thuật niềng răng không tác động xâm lấn răng mà chỉ tạo lực để làm răng di chuyển, ngoài ra không tác động gì thêm, không ảnh hưởng tới răng sâu. Do đó, dưới tác động của niềng răng, răng sâu cũng sẽ di chuyển như các răng khác. Tức là chúng ta vẫn có thể niềng răng khi răng bị sâu.
Tuy nhiên, tùy mức độ mà răng sâu sẽ có những ảnh hưởng đến tiến độ niềng chỉnh chung của toàn hàm. Nếu răng sâu bị yếu thì sẽ có thể di chuyển răng không chuẩn theo đúng chỉ định của bác sỹ. Hơn nữa, khi răng đang bị bệnh lý thì những tác động của lực kéo có thể làm răng yếu đi nhanh chóng, đôi khi sẽ làm chiếc răng đang “ủ bệnh” này bị đau.
Ngoài ra, có một nguy cơ quan trọng khác là khi niềng răng, mắc cài sẽ được gắn lên mặt ngoài của răng. Mắc cài lại rất dễ dắt thức ăn nếu bạn vệ sinh răng miệng không kỹ. Đó là điều kiện thuận lợi để bệnh lý sâu răng tiến triển nặng hơn và có thể làm hỏng răng hoàn toàn. Bởi vậy, nguy cơ cao nhất của niềng răng bị sâu là có thể làm hỏng răng sâu sau khi niềng răng hoàn chỉnh.
Vậy có nên niềng răng khi răng bị sâu hay không?
Để tránh những nguy cơ xấu nhất có thể gặp và đảm bảo niềng răng hiệu quả, không mất quá nhiều thời gian thì tốt nhất bạn nên điều trị răng sâu trước khi niềng để tránh tình trạng niềng chỉnh được răng đều đặn thì lại hỏng mất răng. Chiếc răng sâu này sẽ được điều trị nạo vết sâu, sau đó tiến hành hàn trám hoặc bọc chụp răng sứ lại để bảo tồn và duy trì răng. Răng sứ và cùi răng thật bên trong vẫn di chuyển được khi chỉnh nha nên bạn vẫn có thể niềng răng được hoàn toàn bình thường.
Nên điều trị răng sâu trước khi niềng răng
Tuy nhiên thời gian niềng cho hàm có răng bị trám hoặc bọc răng sứ sẽ dài hơn đôi chút so với hàm khỏe mạnh. Đối với những trường hợp răng sâu lớn, khi điều trị sẽ phải tổn thương mô răng tương đối nhiều khiến răng trở nên yếu đi, khi niềng răng do phải chịu lực kéo nên có thể sẽ khiến còn yếu hơn nữa. Vì vậy khi có răng sâu lớn mà muốn niềng răng bạn nên xin tư vấn của bác sĩ điều trị để bác sĩ lưu ý đặc biệt tới chiếc răng này trong thao tác cung xnhuw trong chỉ định lực kéo phù hợp. Có thể sẽ phải để răng hồi phục một thời gian nhất định mới nên niềng răng.
THĂM KHÁM VÀ TƯ VẤN
TRỒNG RĂNG IMPLANT
(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
Những điều cần biết về niềng răng cho người trưởng thành
4 lý do làm răng sứ bị nhức – Cách khắc phục
Sau khi tẩy trắng răng có được uống bia không?
Các kỹ thuật cấy ghép Implant
Thời gian niềng răng bao lâu là nhanh nhất?
Làm răng sứ sau bao lâu thì hết ê buốt? Cách xử lý hiệu quả