Niềng răng làm răng lung lay có khắc phục được không? Niềng răng là quá trình sắp xếp lại các răng về đúng vị trí chính xác trên cung hàm. Kỹ thuật này không những mang lại nhiều giá trị thẩm mỹ mà còn giúp người bệnh cải thiện tốt chức năng ăn nhai. Trung bình một ca niềng răng thường mất khoảng từ 18 đến 24 tháng người bệnh phải đeo mắc cài xuyên suốt trong thời gian đó. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, niềng răng bị hỏng làm răng bị lung lay khiến người bệnh lo lắng. Vậy có cách nào khắc phục hiệu quả tình trạng này không?
Niềng răng về cơ bản không gây ra bất cứ xâm lấn hay tổn thương nào đến cấu trúc răng. Phương pháp này được các chuyên gia nha khoa đánh giá là an toàn và mang đến kết quả lâu dài nhất.
Niềng răng làm răng lung lay có sao không?
Niềng răng mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho bạn có được nụ cười tươi xinh, giảm bớt áp lực quai hàm và hạn chế những bệnh lý răng miệng xảy ra. Đồng thời giúp quá trình cắn xé thức ăn trở nên dễ dàng hơn. Dù có nhiều tác dụng như vậy nhưng không phải lúc nào niềng răng cũng mang lại kết quả như mong muốn. Nhiều khi, việc chỉnh nha khiến răng bị yếu đi, hay thậm chí xảy ra tình trạng niềng răng làm răng lung lay. Cụ thể:
- Chết tủy, đau hàm khi niềng răng sai cách: Bác sĩ thực hiện không đúng kỹ thuật chuyên môn có thể khiến người bệnh dễ bị viêm tủy, đau hàm, răng lung lay, kéo dài thời gian điều trị.
- Tiêu xương ổ răng, tụt lợi: Quá trình niềng răng nếu dùng lực quá mạnh có thể khiến xương ổ răng bị tiêu, tụt lợi, dẫn tới chân răng giảm tuổi thọ và sai khớp cắn, từ đó ảnh hưởng lớn đến khả năng ăn nhai và khớp thái dương hàm. Nhiều trường hợp buộc phải nhổ bỏ chiếc răng đó do niềng răng không đúng cách.
- Răng bị xô lệch: Niềng răng thực hiện sai cách còn khiến răng dễ bị xô lệch, dịch chuyển không đúng vị trí theo kế hoạch định sẵn. Nặng hơn có thể dẫn đến đau dạ dày, tiêu hóa rối loạn, cuộc sống bị ảnh hưởng ít nhiều.
- Mắc phải các bệnh lý răng miệng: Bên cạnh tình trạng niềng răng làm răng lung lay, niềng răng sai cách còn khiến việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng gặp nhiều khó khăn hơn. Các bệnh lý răng miệng cũng dễ hình thành và làm hạn chế chức năng ăn nhai.
- Răng rụng sớm: Mắc cài quá chặt hay quá lỏng đều gây ảnh hưởng không tốt đến việc niềng răng, vì khiến răng không di chuyển về đúng vị trí và khiến bạn mất nhiều thời gian cùng tiền bạc. Nhiều khi, niềng răng chưa xong có thể khiến răng bị gãy do quá yếu.
Khắc phục niềng răng làm răng lung lay thế nào?
Khi nhận thấy những dấu hiệu của niềng răng bị hỏng như bung tuột mắc cài, đau nhức răng thường xuyên…việc bạn cần làm là trực tiếp đến gặp bác sĩ để được điều trị và thăm khám. Tại đây, bạn sẽ được kiểm tra lại sự dịch chuyển của răng và độ khít sát của mắc cài để có sự cân chỉnh hợp lý. Mặt khác, bạn cần thực hiện theo đúng các chỉ dẫn của bác sĩ và hạn chế ăn những thức ăn có thể gây hại đến răng.
Để không xảy ra tình trạng niềng răng làm răng lung lay hoặc các biến chứng khác, bạn cần lựa chọn cho mình một địa chỉ nha khoa uy tín và chất lượng. Bởi chọn sai địa chỉ niềng răng sẽ khiến việc niềng răng không đúng kỹ thuật, độ chính xác không cao. Ngoài ra, với sự phát triển của ngành công nghệ thẩm mỹ, hiện có rất nhiều phương pháp niềng răng cho bạn lựa chọn như niềng răng không cần nhổ răng, niềng răng mắc cài pha lê, niềng răng mắc cài mặt trong, nieng rang khong mac cai…
Như vậy, niềng răng làm răng lung lay sẽ không còn khiến bạn lo lắng nếu chọn lựa đúng địa chỉ nha khoa an toàn. Hơn nữa, để đạt được kết quả chỉnh nha như ý muốn, bạn cần tuân thủ theo những chỉ dẫn và tái khám đúng lịch hẹn mà bác sĩ đưa ra. Chúc bạn sớm thành công!
THĂM KHÁM VÀ TƯ VẤN
TRỒNG RĂNG IMPLANT
(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
Tác dụng của niềng răng như thế nào?
Niềng răng mắc cài sứ bao nhiêu?
Các giai đoạn trong chỉnh nha trẻ em
Điều trị vẩu bằng niềng răng mắc cài
Niềng răng mắc cài sứ thẩm mỹ
Cách chăm sóc răng sứ titan