Niềng răng hàm dưới bao nhiêu tiền? Niềng răng hàm dưới trong trường hợp nào? Đây là những câu hỏi thường gặp ở nhiều khách hàng khi muốn thực hiện chỉnh nha. Niềng răng không những giúp khắc phục hiệu quả những khuyết điểm của răng mà còn giúp lấy lại nét đẹp thẩm mỹ và làm tăng chức năng ăn nhai của hàm. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Muốn hai răng hàm có độ hài hòa nhất và để tạo ra khớp cắn với tỉ lệ chuẩn thì tốt nhất là niềng răng hai hàm. Nhưng trong một số trường hợp hàm trên của bạn rất đều đặn, chỉ có hàm dưới răng mọc chen chúc kém xinh. Như thế, buộc phải tiến hành niềng răng hàm dưới bằng các phương pháp chỉnh nha.
Vậy niềng răng hàm dưới bao nhiêu tiền?
Niềng răng hàm dưới là phương pháp chỉnh nha dựa vào kỹ thuật hiện đại giúp bạn lấy lại vẻ đẹp tự tin cho nụ cười. Thường thì bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên niềng răng hai hàm để tạo được sự cân đối và hài hòa nhất. Nhưng trước khi niềng răng dù hàm dưới hay hàm trên cũng phải trải qua quá trình thăm khám và tư vấn của bác sĩ.
Niềng răng hàm dưới bao nhiêu tiền còn tùy thuộc vào tình trạng răng miệng của mỗi bệnh nhân, tay nghề của bác sĩ thực hiện, phương pháp điều trị cũng như loại khí cụ lựa chọn niềng răng.
Niềng răng hàm dưới có tốt không?
Kỹ thuật niềng răng hàm dưới chính là phương pháp bác sĩ sử dụng các khí cụ nha khoa gắn vào răng, từ tác dụng của lực kéo tạo ra sự dịch chuyển ổn định của răng về đúng vị trí trên cung hàm. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp niềng răng vào từng tình trạng cụ thể của bệnh nhân như: niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ, niềng răng trong suốt… Mỗi trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ tư vấn và chẩn đoán loại mắc cài phù hợp nhất.
Niềng răng hàm dưới thường được áp dụng trong các trường hợp hàm dưới bị sai khớp cắn, răng lệch lạc, răng lộn xộn, răng thưa…Sau khi thực hiện chỉnh nha, bệnh nhân có thể yên tâm về kết quả, hàm răng sẽ đều và cân đối hơn với các ưu điểm:
- Răng hàm dưới dịch chuyển về đúng vị trí khớp cắn, khuôn mặt lấy lại nét đẹp thanh xuân và tươi trẻ hơn.
- Tâm lý tự ti của khách hàng được cải thiện đáng kể, khiến họ vui vẻ hơn trong cuộc sống và công việc.
- Vệ sinh răng miệng dễ dàng, phát âm rõ chữ và ăn nhai khỏe mạnh hơn.
- Hạn chế mắc phải các bệnh lý về răng miệng.
Quy trình niềng răng hàm dưới đạt tiêu chuẩn
Ngoài việc quan tâm đến niềng răng hàm dưới bao nhiêu tiền thì nếu bệnh nhân được tiến niềng răng hành theo một quy trình chặt chẽ và đúng cách sẽ đạt được hiệu quả rất tốt. Một ca chỉnh nha hàm dưới sẽ được thực hiện tuần tự theo những bước sau:
Bước 1: Khám tổng quát
Bước đầu tiên không thể bỏ qua trong quy trình niềng răng đó là kiểm tra tổng quát, việc này giúp bác sĩ biết được tình hình răng miệng cụ thể của bạn. Mục đích để nhanh chóng phát hiện các bệnh lý răng miệng nếu có, tránh làm ảnh hưởng tới kết quả niềng răng sau này. Tiếp đến bác sĩ chụp phim để đưa ra sự phân tích chuẩn xác của răng và lập sơ đồ điều trị cụ thể, hạn chế thời gian và chi phí của bệnh nhân.
Bước 2: Lấy dấu hàm
Bác sĩ tiến hành lấy dấu hàm để chế tạo ra khí cụ hoặc khay niềng khít sát với răng, giúp khí cụ ôm dính lấy răng và tạo ra sự di chuyển chính xác nhất.
Bước 3: Gắn mắc cài
Khí cụ đã chế tạo xong, bác sĩ tiến hành gắn vào răng của bệnh nhân. Dựa vào sơ đồ điều trị mà bác sĩ sẽ quyết định lực kéo và mức độ tiến triển của răng.
Bước 4: Đeo hàm duy trì
Trong quá trình niềng răng, bệnh nhân sẽ được theo dõi sát sao tình hình răng dịch chuyển. Sau 18 – 24 tháng, răng hàm dưới dần đưa về đúng vị trí, bệnh nhân được bác sĩ cho đeo hàm duy trì một thời gian để bảo vệ răng. Khi răng đã ổn định, tháo hàm và kết thúc niềng răng.
Như vậy, niềng răng hàm dưới bao nhiêu tiền còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Bên cạnh đó, địa chỉ nha khoa uy tín cũng là một nhân tố quan trọng không thể bỏ qua. Để có một hàm răng và nụ cười đẹp, mỗi bệnh nhân cần tỉnh táo trong việc tìm kiếm phương pháp điều trị và nha khoa chất lượng để tiến hành niềng răng chỉnh nha an toàn.
THĂM KHÁM VÀ TƯ VẤN
TRỒNG RĂNG IMPLANT
(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
Các loại mão răng sứ
Tẩy trắng răng cho răng sâu có được không?
Tẩy trắng răng với hệ thống đèn Beyond
Các bệnh răng miệng thường gặp
Tại sao nên hạn chế lấy tủy khi làm răng sứ?
Tác hại của răng khôn mọc lệch và mọc ngầm