Niềng răng bị sưng lợi chính là một trong những vấn đề thường gặp nhất hiện nay. Không chỉ gây khó chịu cho người niềng răng, viêm lợi nếu không được điều trị kịp thời còn gây ra nhiều nguy cơ khác, ảnh hưởng sức khoẻ. Cụ thể nhất, bạn có thể theo dõi các phân tích của bác sĩ chuyên khoa dưới đây!
Thực hiện niềng răng, bạn phải đối mặt với nhiều khó khăn cũng như làm quen dần với sự xuất hiện của khí cụ bên trong miệng. Đồng thời, người niềng răng cũng cần lường trước các vấn đề nảy sinh không mong muốn như: niềng răng bị sưng lợi, sâu răng, sưng nướu…
Nguyên nhân niềng răng bị sưng lợi bạn nên biết
Niềng răng bị sưng lợi là biến chứng thường gặp trong chỉnh nha. Nếu không được chữa trị kịp thời, biến chứng này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như kết quả niềng răng. Viêm lợi trong quá trình niềng răng thường xảy ra do các nguyên nhân như:
– Vệ sinh răng miệng thiếu khoa học: Niềng răng được thực hiện trong thời gian dài. Việc vệ sinh răng miệng không được đảm bảo khiến thức ăn bị giắt lại trên răng và các mắc cài. Đây là điều kiện để vi khuẩn phát triển gây bệnh.
– Sức khỏe răng miệng yếu: Trường hợp bệnh nhân gặp phải các vấn đề nha khoa khác như nền răng yếu, sâu răng, viêm nướu… việc áp dụng lực kéo tác động lên nướu cũng sẽ gây niềng răng tình trạng sưng nướu, chảy máu nướu.
– Cơ sở niềng răng kém chất lượng: Cơ sở nha khoa kém chất lượng nghĩa là bác sĩ cẩu thả trong khâu xử lý bệnh lý răng miệng hoặc gắn các mắc cài không đúng cách gây tác động đến nướu dẫn tới sưng viêm ở nướu.
Cảnh báo các nguy cơ niềng răng bị sưng lợi
Niềng răng bị sưng lợi nếu không có giải pháp xử lý kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như:
– Làm các răng lung lay, răng và nướu dần bị tách ra, không khít sát vào nhau. Khi lực kéo của khí cụ chỉnh nha càng mạnh, nguy cơ răng gãy rụng càng tăng cao.
– Tình trạng viêm lợi cộng với lực kéo của mắc cài khiến chân răng ngày càng dài ra dẫn tới tụt nướu. Điều này vừa gây mất thẩm mỹ vừa khiến răng yếu dần.
– Khi niềng răng bị sưng lợi trở nặng hơn và lan rộng ra toàn hàm, đến xương ổ răng thường gây ra bệnh áp xe chân răng.
– Bên cạnh các nguy cơ bệnh lý răng miệng, viêm lợi khi niềng răng còn làm tăng nguy cơ đau tim, bệnh tiểu đường và dẫn tới đột quỵ.
Niềng răng bị sưng lợi nên làm gì?
Để tình trạng niềng răng bị sưng lợi được chữa trị dứt điểm và an toàn, bạn nên đến trực tiếp trung tâm nha khoa uy tín. Tại đây, bác sĩ thăm khám và kiểm tra kỹ lưỡng. Dựa trên nguyên nhân gặp phải ở mỗi trường hợp, bác sĩ sẽ có những giải pháp điều trị phù hợp nhất.
Thông thường, bác sĩ chỉ định lấy vôi răng nhằm loại bỏ mảng bám tại thân răng và dưới nướu. Việc lấy vôi răng định kỳ cũng cần được thực hiện theo thời gian chỉ định của bác sĩ. Điều này vừa giúp điều trị viêm lợi hiệu quả vừa có tác dụng ngăn ngừa các vấn đề răng miệng về sau.
Bên cạnh chữa trị tại nha khoa, người bệnh còn phải áp dụng chế độ vệ sinh răng miệng khoa học. Bạn nên thay đổi bàn chải thành bàn chải lông mềm, sử dụng kết hợp các sản phẩm vệ sinh dành cho người niềng răng. Ngoài ra, hãy dùng thêm nước súc miệng, tăm nước để loại bỏ mảng bám thức ăn mắc dính trên răng và mắc cài.
Trên đây là các nguy cơ bạn có thể gặp phải khi niềng răng bị sưng lợi. Để quá trình niềng răng chỉnh nha diễn ra an toàn, thuận lợi và đạt hiệu quả cao, khi có nhu cầu thực hiện, hãy tìm kiếm cho mình địa chỉ nha khoa uy tín và tuân thủ các chỉ định của bác sĩ.
THĂM KHÁM VÀ TƯ VẤN
TRỒNG RĂNG IMPLANT
(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
Vì sao chi phí thay răng sứ cao?
Các phương pháp trồng răng giả
Ai nên làm implant?
Bọc răng sứ Titan ở người lớn tuổi
Niềng răng có đau như bạn tưởng tượng?
Chi phí niềng răng thưa giá bao nhiêu tiền?