Những vấn đề thường gặp khi nhổ răng khônRăng khôn là những chiếc răng mọc sau cùng trong toàn bộ răng trên cung hàm. Khi mọc răng khôn thường có xu hướng mọc không bình thường gây ra những cơn đau nhức thậm chí là gây sốt. Để tránh những biến chứng khi răng khôn mọc người ta thường hay lựa chọn nhổ bỏ chúng đi. Mặc dù đây không phải là thủ thuật quá khó nhưng vẫn có những vấn đề thường gặp khi nhổ răng khôn.

Răng khôn là răng nào?

Răng khôn là răng cối thứ ba, còn được gọi là răng số 8. Luôn là những răng mọc sau cùng nên răng khôn khi mọc thường không còn chỗ để nhú lên, vì thế răng khôn thường mọc ngầm, mọc lệch và gây ra không ít những biến chứng.

Những vấn đề thường gặp khi nhổ răng khôn
Răng khôn do không có đủ chỗ để nhú lên khi mọc nên thường có xu thế mọc không bình thường

Những vấn đề thường gặp khi nhổ răng khôn

Khi nhổ răng khôn, bạn sẽ thường gặp phải những vấn đề như đau, chảy máu, sưng…

– Đau: Trong quá trình nhổ răng khôn, bạn sẽ được tiêm thuốc tê nên hầu như không cảm nhận được sự đau đớn. Tuy nhiên khi thuốc tê đã hết, những cơn đau sẽ bắt đầu tác động lên bạn, đau nhiều hay ít sẽ tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Để giảm bớt những cơn đau bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau và kháng sinh theo toa bác sĩ đã kê. Nếu các cơn đau vẫn kéo dài thậm chí là khi đã uống thuốc thì bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra kỹ càng hơn.

– Chảy máu: Chảy máu là vấn đề tất yếu khi nhổ răng. Để cầm máu nhanh, bạn cần cắn thật chặt bông gòn từ 30 phút đến 1 tiếng. Trong 24 giờ đầu nếu có rỉ ít máu thì không đáng ngại nhưng nếu máu vẫn tiếp tục chảy trong thời gian dài thì bạn nên đến gặp bác sĩ đến có biện pháp xử lý kịp thời.

– Sưng: Sưng thường xuất hiện vào ngày thứ 2 và thường kéo dài khoảng 3-5 ngày sau nhổ răng với mức độ sưng khác nhau theo độ khó của ca nhổ răng. Để giảm sưng, bạn có thể sử dụng đá lạnh để chườm vùng má quanh vùng nhổ răng. Nếu sưng đi kèm theo sốt thì có thể đó là dấu hiệu của nhiễm trùng, bạn cần đến bác sĩ ngay để kiểm tra và xử lý.

– Viêm ổ răng: Tình trạng này rất dễ xảy ra và chưa được xác định rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, nếu gặp phải trường hợp này bạn nên đến để Bác sĩ khám và kê kháng sinh giúp ổ nhổ răng mau chóng lành lại.

– Khó há miệng: Do bị sưng vùng góc hàm sau nhổ nên cơ cắn bị kích thích gây co cơ khiến người bệnh khó há miệng, tình trạng này cũng có thể là do khi tiêm gây tê không đúng cách làm tổn thương cơ và tụ máu vùng tiêm. Triệu chứng này thường giảm và hết sau 2 đến 3 ngày.

Những vấn đề thường gặp khi nhổ răng khôn
Khó há miệng sau khi nhổ răng khôn

– Tê nửa hàm và nửa môi dưới vùng răng khôn sau nhổ: Thông thường dấu hiệu này sẽ hết sau vài tuần nhưng nếu kéo dài đến 6 tháng thì đó có thể là dấu hiệu tổn thương dây thần kinh răng dưới.

banner-mobi-doingubacsi-20230817033131-tdu5r

THĂM KHÁM VÀ TƯ VẤN
TRỒNG RĂNG IMPLANT

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *