Niềng răng khi mang thai có nên không? Niềng răng là phương pháp giúp nắn chỉnh lại những hàm răng sai lệch như hô móm, lệch lạc, khấp khểnh, mọc chen chúc về đúng lại vị trí chính xác trên cung hàm. Không những mang lại nhiều giá trị thẩm mỹ mà niềng răng còn cải thiện tốt chức năng ăn nhai. Tuy nhiên, vấn đề khiến nhiều người quan tâm hiện nay là mang thai niềng răng có được không? Cần lưu ý tới những điều gì? Để giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp niềng răng được sử dụng phổ biến như niềng răng mắc cài sứ, niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng không mắc cài, niềng răng không nhổ răng… Mỗi loại đều sở hữu những chức năng và đặc điểm riêng.
Niềng răng khi mang thai có nên không?
Tình trạng răng sai lệch là điều không ai mong muốn. Nếu gặp phải những trường hợp này, bạn thường nghĩ ngay đến việc niềng răng. Nhưng niềng răng có hiệu quả không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Một trong những yếu tố quan trọng nhất chính là thời điểm, thực hiện đúng thời điểm sẽ giúp nâng cao hiệu quả trị liệu và tránh xảy ra những sai sót không đáng có cho bệnh nhân.
Niềng răng khi mang thai về bản chất không gây ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, không phải vì thế mà không gây ra ảnh hưởng gián tiếp nào. Niềng răng là việc chỉnh lại răng về lại vị trí bằng việc sử dụng hệ thống các khí cụ mắc cài, dây thun. Các khí cụ này không gây tác động xấu nào đến nướu, kết cấu răng và các dây thần kinh liên cận. Mặt khác niềng răng không sử dụng bất cứ thuốc nào cho nên không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé trong bụng mẹ.
Những vấn đề bà bầu cần lưu ý khi niềng răng
Để quá trình niềng răng khi mang thai diễn ra thuận lợi và không gây ra bất cứ tác động xấu nào đến thai nhi, bạn cần lưu ý tới những vấn đề sau:
- Thời gian niềng răng thường kéo dài từ 18 đến 24 tháng. Nếu mang thai trong thời gian này, bạn sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thường xuyên đến thăm khám và điều chỉnh răng định kỳ. Quá trình niềng răng rất vất vả và bất tiện vào những tháng cuối thai kỳ.
- Để niềng răng khi mang thai đạt hiệu quả cao như mong đợi, bạn cần phải nhổ ít nhất 2-4 cái răng để tạo ra khoảng trống giúp răng di chuyển. Vì vậy, cảm giác đau nhức trong vài ngày đầu là điều không thể tránh khỏi, mà đây là điều cấm kỵ khi mang thai.
- Niềng răng mắc cài kim loại khiến bạn cần kiêng một vài thứ. Việc ăn nhai và sinh hoạt hằng ngày cũng gặp nhiều khó khăn hơn. Như thế, không thể cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho thai nhi sinh trưởng và phát triển.
Quy trình niềng răng khi mang thai như thế nào?
Niềng răng chỉnh nha sẽ được tiến hành tuần tự theo những bước cơ bản sau đây:
- Bước 1: Bác sĩ tiến hành thăm khám và kiểm tra tình trạng răng miệng của bệnh nhân, thực hiện chụp phim X quang để dựa vào đó xây dựng nên sơ đồ điều trị cụ thể.
- Bước 2: Dựa vào kết quả thăm khám, bác sĩ trao đổi với bệnh nhân và tìm ra phương pháp thích hợp nhất.
- Bước 3: Thực hiện vệ sinh răng miệng sạch sẽ, điều trị dứt điểm các bệnh về răng miệng nếu có.
- Bước 4: Gắn mắc cài lên răng và hẹn lịch thăm khám tiếp theo.
- Bước 5: Kết thúc quá trình niềng răng, bác sĩ tháo mắc cài và cho người bệnh đeo hàm duy trì nhằm ổn định lại răng.
Niềng răng khi mang thai sẽ không còn khiến bạn lo lắng nếu được thực hiện tại một địa chỉ nha khoa uy tín. Nơi có đội ngũ bác sĩ vô cùng chuyên nghiệp với tay nghề chuyên môn cao. Bên cạnh đó còn có sự hỗ trợ của hệ thống máy móc hiện đại. Tuy nhiên, để tránh xảy ra những sai sót có thể xảy ra, lời khuyên cho bạn là nên niềng răng trước hoặc sau thời gian mang thai. Như vậy, sức khỏe của người mẹ và thai nhi sẽ không bị ảnh hưởng.
THĂM KHÁM VÀ TƯ VẤN
TRỒNG RĂNG IMPLANT
(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
Niềng răng không mắc cài điều trị răng mọc chen chúc
Loại răng sứ thẩm mỹ không kim loại
Phục hồi răng bị sâu và vỡ như thế nào?
Răng sứ EMax
Cách chỉnh răng cửa
Răng sứ Zirconia là gì?