Đặc trưng và quy trình niềng răng mắc cài – Niềng răng mắc cài là một trong những kỹ thuật nha khoa khác biệt với tất cả các phương pháp nha khoa khác. Đặc trưng và quy trình niềng răng mắc cài chi phối mạnh mẽ đến kết quả và giá trị của chỉnh nha đối với sức khỏe răng miệng và nụ cười của bệnh nhân.
Đặc trưng và quy trình niềng răng mắc cài
– Về mặt kỹ thuật, cơ chế tác động của niềng răng khác hoàn toàn trám răng, bọc răng hay điều trị tủy,… Niềng răng chỉ tạo ra sự “di chuyển” cho răng chứ không hề xâm lấn răng theo cách này hay cách khác như các phương pháp khác.
– Sự dịch chuyển này tạo ra bởi lực kéo cơ học của dây thun mà không gây đau đớn như tác động phổ biến của các lực cơ học vẫn tạo ra. Từ đầu đến cuối quy trình niềng răng, răng chỉ phải chịu lực kéo, cho đến bao giờ di chuyển được về vị trí đã được xác định là thẩm mỹ nhất trên cung hàm.
– Nếu các phương pháp nha khoa phổ biến chỉ tác động đến răng, thì kỹ thuật niềng răng tác động đến cả những thay đổi của xương hàm. Các răng phải di chuyển phối hợp hài hòa với nhau, cho đến khi nào trật tự sắp xếp giữa chúng là ổn nhất mới đạt yêu cầu, hoàn toàn không phải là sự di dịch riêng lẻ của các răng. Đây là kỹ năng đặc biệt khó vì bác sĩ phải hiểu được mật độ xương, thời gian ổn định cấu trúc giữa các giai đoạn tạo lực kéo.
– Trong các bước niềng răng mắc cài, có thể phải kết hợp thêm các kỹ thuật nha khoa khác như ghép mini Implant, nhổ răng. Đặc biệt là phải có sự phối hợp thường xuyên của bệnh nhân với bác sĩ mới có thể tạo ra hiệu quả niềng răng cao nhất.
Các bước của quy trình niềng răng mắc cài
Một cách chung nhất, niềng răng mắc cài đối với các trường hợp phải trải qua các bước sau:
– Khám và chụp phim CT: Chụp CT là một quy trình bắt buộc trong niềng răng. Bởi chỉ khi có phim chụp đầy đủ, bác sĩ mới nắm được tình trạng toàn bộ răng, xương hàm, cung hàm,… Từ đó mới có thể nhận định được tình trạng của bệnh nhân mà đưa ra phác đồ điều trị tương ứng. Bởi các giai đoạn niềng răng không thể áp chung cho tất cả các trường hợp về độ dài thời gian.
– Vệ sinh răng miệng: Đây là thao tác sửa soạn cho việc đeo mắc cài. Các răng cần được làm sạch, vì sau đeo mắc cài việc vệ sinh răng miệng khó khăn, vì thế cần hạn chế tối đa những chất bẩn tồn đọng lại trong miệng, tránh cho việc sau khi niềng răng xong lại mắc các vấn đề về răng miệng khác.
– Tiến hành lấy dấu hàm để làm mẫu răng: Các mẫu răng này chính là cơ sở để chế tạo mắc cài tương ứng, giúp đảm bảo chính xác cho các đeo mắc cài lên răng thật.
– Thiết kế mắc cài là công đoạn quan trọng dựa trên cơ sở đo đạc dấu thạch cao và phim chụp của bệnh nhân, để mắc cài phù hợp với các bước niềng răng theo từng giai thay đổi và dịch chuyển của răng trên cung hàm.
– Bác sĩ sẽ trực tiếp gắn mắc cài cho bệnh nhân, đeo dây cung và chỉ định các thun liên hàm phù hợp.
THĂM KHÁM VÀ TƯ VẤN
TRỒNG RĂNG IMPLANT
(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
Những lưu ý về trồng răng sứ
Răng sứ có bị sâu không? Tư vấn từ chuyên gia
Quy trình thực hiện niềng răng thưa có đau không?
Dụng cụ niềng răng tại nhà 3 giai đoạn cho bạn
Niềng răng thẩm mỹ cho trẻ theo phương pháp nào?
Trồng răng sứ dùng được bao lâu? Nhờ bác sĩ tư vấn