Có nên đi niềng răng không? Niềng răng trong trường hợp nào? Tất cả đều là những câu hỏi khiến nhiều khách hàng thắc mắc trong quá trình chỉnh nha. Niềng răng được hiểu đơn giản là sử dụng khí cụ để tạo ra lực kéo giúp các răng dịch chuyển về lại vị trí trên cung hàm, mang lại một hàm răng đều đẹp và nụ cười tự tin.
Niềng răng không chỉ giúp khắc phục tính thẩm mỹ, mà niềng răng còn giúp nắn chỉnh khớp cắn sai lệch và cải thiện tốt chức năng ăn nhai. Có rất nhiều phương pháp niềng răng được nhiều người ưa chuộng có thể kể đến như niềng răng không mắc cài, niềng răng không nhổ răng, niềng răng trong suốt…
Răng bị hô có nên đi niềng răng không?
Khái niệm răng hô
Răng hô là một dạng sai lệch khớp cắn phổ biến, xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Cách nhận biết rất dễ dàng, khi ngậm miệng sẽ thấy răng hàm trên chìa ra ngoài bao phủ lên răng hàm dưới. Hoặc sẽ thấy khuôn miệng bị nhô ra khi nhìn nghiêng. Vậy có nên đi niềng răng không?
Răng hô được chia thành 3 loại, bao gồm:
- Hô do răng: Là tình trạng răng mọc lệch gây sai khớp cắn. Nghĩa là, thay vì mọc thẳng song song thì các răng ở hàm trên lại mọc chìa ra phía ngoài vượt quá răng hàm dưới.
- Hô do xương: Hàm xương phát triển không bình thường khiến khuôn răng bị đưa ra trước nhiều mặc dù răng mọc đúng vị trí và thẳng hàng.
- Hô do răng và xương: Đây là dạng răng hô phức tạp, kết hợp từ 2 kiểu hô trên gây ra. Răng không chỉ mọc chìa ra ngoài mà xương hàm còn phát triển quá mạnh.
Có nên niềng răng hô không?
Tùy vào tình trạng răng miệng của từng bệnh nhân mà bác sĩ quyết định có nên đi niềng răng không để đạt được kết quả tối ưu. Răng hô chỉ được niềng trong trường hợp hô do răng. Bác sĩ sẽ gắn khí cụ lên răng của bệnh nhân rồi tạo ra tác động lực lên khí cụ nhằm tạo ra sự xoay chuyển của răng, từ đó giúp răng luôn nằm thẳng hàng và đạt khớp cắn chuẩn.
Niềng răng áp dụng trong trường hợp nào?
Việc niềng răng chỉnh nha thường được áp dụng cho các trường hợp như:
- Răng bị móm: Là tình trạng ngược lại với răng hô, răng hàm dưới bị đưa ra ngoài quá nhiều, bao phủ hết cả răng hàm trên. Hơn nữa, khi nhìn nghiêng sẽ thấy đường nối giữa cằm – mũi – trán lệch nhau. Nếu nặng hơn, người bệnh không thể khép được miệng.
- Răng bị thưa: Răng trên cung hàm có khoảng cách quá lớn, thường gặp phải ở răng cửa hai hàm.
- Răng lộn xộn: Có thể bắt gặp ở rất nhiều người, là dạng sai khớp cắn phổ biến khi răng không mọc đúng vị trí, nằm chen lấn xô đẩy nhau.
Những lợi ích tuyệt vời sau khi thực hiện niềng răng
Khuôn mặt đẹp hơn
Niềng răng đem đến cho bạn một hàm răng đều và đẹp, giúp khuôn mặt cân đối và hài hòa hơn. Có rất nhiều loại mắc cài và khí cụ niềng răng hiện đại mà bạn có thể tùy ý lựa chọn như: niềng răng mắc cài sứ, mắc cài kim loại hay niềng răng Invisalign…
Tạo ra khớp cắn chuẩn
Như bạn đã biết, khớp cắn có vai trò vô cùng quan trọng trong việc ăn uống hàng ngày. Lực nhai và cử động của hàm sẽ nhịp nhàng chỉ khi khớp cắn không sai lệch. Khớp thái dương bị lệch có thể khiến đau nhức thái dương, gây đau đầu, mệt mỏi ở người bệnh. Chính lẽ đó, với tác dụng điều chỉnh khớp cắn của phương pháp niềng răng, tình trạng ăn nhai sẽ được khắc phục tốt và hạn chế bệnh lý về khớp thái dương hàm làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Răng phát triển ổn định hơn
Nhiều người thường gặp phải những vấn đề bất thường trong quá trình mọc răng như mất răng, thiếu răng, răng mọc lệch…Hay sự phát triển của cấu trúc hàm không như mong muốn vào giai đoạn dậy thì cũng khiến bạn mệt mỏi và mất tự tin khi đối diện với người khác. Thì nay, chỉ với kỹ thuật niềng răng, mọi nỗi lo lắng của bạn sẽ được loại bỏ, xương hàm ổn định và các răng được kéo về vị trí chuẩn hơn.
Qua bài viết này, chắc rằng bạn đã hiểu được phần nào vấn đề răng hô có nên đi niềng răng không rồi đúng không. Mong rằng với những thông tin trên đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức cùng kinh nghiệm trong việc chăm sóc và bảo vệ tốt răng miệng của mình.
THĂM KHÁM VÀ TƯ VẤN
TRỒNG RĂNG IMPLANT
(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
Niềng răng móm có lâu không?
Những điều cần biết về phục hình tháo lắp
Thời gian niềng răng hô hàm trên
Niềng răng không mắc cài mất bao lâu là có kết quả?
Những lưu ý khi dùng răng sứ Titan
Một số loại răng sứ thẩm mỹ đẹp