Ảnh hưởng của tiêu xương đến cấy ghép implant – Một điều kiện tiên quyết để có thể tiến hành cấy ghép implant là xương hàm của bạn phải đảm bảo đủ cứng chắc, đủ mật độ xương. Một khi xương hàm bị tiêu, việc cấy ghép implant sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều. Vậy ảnh hưởng của tiêu xương đến cấy ghép implant cụ thể như thế nào?
Các dạng tiêu xương thường gặp
Lực ăn nhai hàng ngày là điều kiện kích thích xương hàm phát triển ổn định. Điều này đồng nghĩa khi bị mất răng, lực tác động cũng mất, xương hàm thiếu đi lực kích thích sẽ dần tiêu đi. Tiêu xương thường có các dạng chính là:
– Tiêu xương hàm theo chiều dọc: Phần xương phía trên cùng, ngay dưới nướu bị thụt thấp xuống dưới khiến xương tại vị trí mất răng bị hõm sâu.
– Tiêu xương hàm theo chiều ngang: Xương ở hai bên thu hẹp lại.
– Tiêu xương khu vực xoang: Quá trình tiêu xương bắt đầu từ các đỉnh xoang tràn xuống, làm tăng độ rộng xoang theo thời gian.
– Hạ thấp xương hàm khi bị mất nhiều răng: Trường hợp này, răng có thể tiêu dần đến tận ống thần kinh
– Tiêu xương toàn bộ khuôn măt: lúc này tình trạng tiêu xương ảnh hưởng khá mạnh đến khuôn miệng. Trên khuôn mặt người bị mất răng sẽ có những khoảng lõm tại vị trí mất răng dẫn đến khuôn mặt nhăn nheo, già nua.
Ảnh hưởng của tiêu xương đến cấy ghép implant
Theo thời gian bị mất răng, xương hàm sẽ bị tiêu dần, nếu để lâu dài nó còn có thể tiêu đến tận ống thần kinh làm ống thần kinh lộ ra ngoài. Xương bị tiêu sẽ không đủ vững chắc cũng như không đủ thể tích khiến các trụ implant không đủ vị trí ghép cũng như không được cố định một cách chắc chắn trong xương hàm. Tình trạng này khiến implant nhanh chóng bị đào thải, cả quá trình cấy ghép coi như thất bại hoàn toàn. Chất lượng răng implant sau khi cấy ghép trên những người bị tiêu xương cũng không được tốt với chức năng ăn nhai không được đảm bảo như bình thường, thậm chí là ăn nhai kém.
Biện pháp khắc phục
Khi bị tiêu xương mà muốn cấy ghép implant thì để đảm bảo độ thành công của cấy ghép, các bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn tiến hành phẫu thuật ghép xương trước khi cấy ghép implant.
Nha sĩ sẽ cắt và tách nướu quanh vùng hàm mất xương, cạo sạch tế bào mềm bám chung quanh, rồi dùng một chất liệu xương cấy vào nơi đó. Sau đó khâu kín vết thương, bệnh nhân sẽ chờ trong vòng từ 4 đến 6 tháng để tổ chức xương cấu tạo và gia tăng khả năng sinh sản.
Tuy nhiên, việc phẫu thuật ghép xương sẽ khiến quá trình cấy ghép implant bị kéo dài ra và phức tạp hẳn lên. Chưa kể, chi phí cho cả hai quá trình này cũng không phải là nhỏ. Vì vậy, để tránh phức tạp hóa và làm chi phí nên đắt đỏ tốt nhất khi bị mất răng bạn nên đến các trung tâm nha khoa để tìm cách khắc phục càng sớm càng tốt.
THĂM KHÁM VÀ TƯ VẤN
TRỒNG RĂNG IMPLANT
(*) Kết quả điều trị có thể khác nhau tùy vào thể trạng mỗi người.
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
Niềng răng khắc phục răng cửa thưa mọc lệch
Cách chữa bệnh chảy máu chân răng cho bạn
Dịch vụ chỉnh răng và điều cần lưu ý
Sau khi tẩy trắng răng có được uống bia không?
Cứu cánh cho người bị mẻ răng
Niềng răng không mắc cài hiệu quả như thế nào?